Viện Văn Hóa Pháp tại Thành Phố Hồ Chí Minh, viện có chức năng đào tạo tiếng Pháp và phát triển mối hợp tác song phương Việt – Pháp
Viện văn hoá Pháp tại Sài Gòn được quốc hữu hóa từ năm 1975. Idecaf được thành lập năm 1982, được Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp quản và được Sở Ngoại Vụ Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý, Viện đổi tên thành “Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp”. Viện có chức năng đào tạo tiếng Pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố, phát triển mối hợp tác song phương Việt – Pháp trong lĩnh vực văn hóa.
Hàng năm, có khoảng 14000 lượt người ghi danh theo học tiếng Pháp tại IDECAF (gồm 30 phòng học). Chương trình học rất đa dạng và phù hợp với những nhu cầu khác nhau của người học: lớp học tiếng Pháp dành cho người lớn và dành cho thiếu nhi, tiếng Pháp chuyên ngành, lớp dành cho người chuẩn bị du học tại Pháp, khoá học đào tạo kỹ thuật biên-phiên dịch (tại CFIT)… Công việc giảng dạy do các giáo viên người Việt và người Pháp đảm nhiệm. Bên cạnh đó còn có Thư viện IDECAF. Thư viện Idecaf là thư viện duy nhất tại Miền Nam Việt Nam chuyên về sách báo tiếng Pháp. Hỗ trợ rất nhiều cho người Pháp đang sinh sống tại Việt Nam, các học viên của Idecaf cũng như bất kỳ ai có đam mê yêu thích và khám phá văn hóa Pháp…Thư viện gồm 4 không gian: phòng đọc dành cho người lớn, thư viện cho thiếu nhi, trung tâm hình ảnh với một kho tư liệu và tài liệu nghe nhìn, bộ phận nghiệp vụ: kho sách, phòng nghiệp vụ. Hiện nay thư viện đang được nâng cấp để trở thành một trung tâm dữ liệu về nước Pháp đương đại. Là thư viện điện tử đầu tiên của Việt Nam, Bibliotheca Vietnamica có nhiệm vụ tập hợp dưới dạng số di sản tài liệu cổ bằng tiếng Pháp của Việt Nam trước năm 1954. Đây là thành quả của mối quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt Nam.. Gần 500 tài liệu trong số 4000 tài liệu thuộc kho sách Đông Dương của Thư viện Idecaf đã được chọn lọc để số hoá. Toàn bộ những tài liệu này là minh chứng đặc biệt cho cả một thời kỳ lịch sử của Việt Nam. Đặc biệt vì quý hiếm (tài liệu cổ nhất có từ năm 1880) và cả vì sự phong phú về đề tài và quan điểm. Người đọc có thể tra cứu các tài liệu đã được số hoá thông qua công cụ tìm kiếm chuyên dùng cho Bibliotheca Vietnamica và cũng với công cụ này, người sử dụng có thể tra cứu biểu ghi của hơn 3200 tài liệu khác của kho Đông Dương đã được nhập vào phần mềm tra cứu tài liệu hiện có của thư viện.
Nguồn: https://dailyvietjet.com
Xem thêm bài viết khác: https://dailyvietjet.com/van-hoa
Viện Văn Hóa Pháp tại Thành Phố Hồ Chí Minh, viện có chức năng đào tạo tiếng Pháp và phát triển mối hợp tác song phương Việt – Pháp
#khamphavietnam #vanhoa #dulịch #vanhoaviet #dulichvietnam #thegioivanhoa #vănhóaviệtnam #dulịchviệtnam Xem thêm tại http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam